Văn hoá Bangladesh

Bài chi tiết: Văn hoá Bangladesh
Pahela Baishakh, lễ hội mừng năm mới của Bangladesh.

Là một quốc gia mới nhưng bắt nguồn từ một dân tộc có lịch sử dài lâu, Bangladesh có một nền văn hóa bao gồm nhiều yếu tố cả mới và cũ. Ngôn ngữ Bangla có một di sản văn học rất phong phú, đây là di sản chung của Bangladesh với bang Tây Bengal Ấn Độ. Văn bản tiếng Bangla đầu tiên xuất hiện từ thế kỷ thứ tám Charyapada. Văn học Bangla thời trung cổ thường mang tính tôn giáo (như Chandidas), hay phòng theo từ các ngôn ngữ khác (như Alaol). Văn học Bangla phát triển ở mức độ cao nhất vào thế kỷ mười chín. Các biểu tượng lớn nhất của nó là nhà thơ Rabindranath TagoreKazi Nazrul Islam. Bangladesh cũng có truyền thống văn học dân gian dài lâu, thể hiện qua Maimansingha Gitika, Thakurmar Jhuli hay các câu chuyện về Gopal Bhar.

Âm nhạc truyền thống Bangladesh có căn bản trữ tình (Baniprodhan), với số lượng nhạc cụ sử dụng tối thiểu. Truyền thống Baul là duy sản duy nhất của âm nhạc dân gian Bangla và có nhiều truyền thống âm nhạc khác tại Bangladesh, khác biệt tùy theo vùng. Gombhira, Bhatiali, Bhawaiya đều là các hình thức âm nhạc ít được biết tới hơn. Âm nhạc dân gian Bengal thường có sử dụng ektara, một nhạc cụ một dây. Các nhạc cụ khác gồm dotara, dhol, sáotrống cặp nhỏ. Bangladesh cũng có một di sản Âm nhạc cổ điển Bắc Ấn nổi bật. Tương tự, các hình thức nhảy múa Bangladesh cũng bắt nguồn từ các truyền thống dân gian, đặc biệt là các truyền thống của các nhóm bộ tộc, cũng như ở tầm rộng hơn là truyền thống nhảy múa Ấn Độ. Bangladesh sản xuất khoảng 80 bộ phim mỗi năm[52]. Các bộ phim phim Hindi cũng khá phổ biến, cũng như các bộ phim từ Kolkata, vốn đều thuộc nền công nghiệp phim ảnh Bengal đang phát triển thịnh vượng. Khoảng 200 tờ báo hàng ngày xuất bản tại Bangladesh, cùng với hơn 1.800 tờ báo định kỳ. Tuy nhiên, tỷ lệ độc giả thường xuyên khá thấp, khoảng 15% dân số[53]. Người Bangladesh có thể theo dõi nhiều chương trình phát thanh trong nước và nước ngoài từ Bangladesh Betar, cũng như các chương trình tiếng Bangla của BBCTiếng nói Hoa Kỳ. Kênh truyền hình trước kia thuộc sở hữu nhà nước đã được tư nhân hóa trong những năm gần đây và đã có một số bước phát triển nhảy vọt.

Truyền thống ẩm thực Bangladesh có quan hệ chặt chẽ với ẩm thực Ấn Độẩm thực Trung Đông cũng như có nhiều nét riêng biệt. Gạo và cá là các món ăn được ưa thích truyền thống; dẫn tới một câu nói rằng "cá và gạo tạo nên người Bengal" (machhe bhate bangali). Tiêu thụ thịt đã tăng lên trong những năm gần đây. Người Bangladesh chế tạo ra những sản phẩm bánh kẹo rất đặc trưng từ sữa; một số loại thường gặp là Rôshogolla, Chômchôm và Kalojam.

Sari (shaŗi) là loại trang phục phổ biến nhất của phụ nữ Bangladesh. Tuy nhiên, salwar kameez (shaloar kamiz) cũng khá phổ thông, và tại những vùng thành thị một số phụ nữ mặc trang phục phương Tây. Đối với nam giới, trang phục phương Tây đã được chấp nhận rộng rãi. Nam giới cũng mặc theo kiểu kết hợp kurta-paejama, thường là vào các dịp lễ tôn giáo. Lungi, một kiểu váy dài, cũng được nhiều nam giới Bangladesh sử dụng.

Hai Eid, Eid ul-FitrEid ul-Adha, là các lễ hội lớn nhất theo lịch Hồi giáo. Ngày hôm trước Eid ul-Fitr được gọi là Chãd Rat (đêm của Mặt trăng), và thường được chào mừng bằng những tràng pháo. Các ngày lễ Hồi giáo khác cũng được kỷ niệm. Các ngày lễ Hindu giáo là Durga PujaSaraswati Puja. Buddha Purnima, chào mừng ngày sinh của Gautama Buddha, là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của Phật giáo trong khi Giáng sinh, được gọi là Bôŗodin (ngày Vĩ đại) trong tiếng Bangla được cộng đồng thiểu số Thiên chúa giáo đón mừng. Ngày lễ không tôn giáo quan trọng nhất là Nôbobôrsho hay năm mới của Bengal, ngày khởi đầu của lịch Bengal. Các lễ hội khác gồm Nobanno, Poush parbon (ngày lễ của Poush) ngày lễ kỷ niệm Shohid Dibosh.

Cricket là một trong những môn thể thao nổi tiếng nhất Bangladesh. Năm 2000, Đội tuyển cricket Bangladesh được trao mức Test cricket và gia nhập vào liên đoàn các đội tuyển quốc gia hùng mạnh trong môn thể thao này được Hội đồng Cricket Quốc tế cho phép chơi các trận đấu thử nghiệm. Các môn thể thao khác gồm bóng đá, hockey trên cỏ, tennis, bóng ném, bóng rổ, cờkabadi, một môn thể thao chơi theo đội 7 người, không có bóng cũng như bất kỳ một dụng cụ nào và là môn thể thao quốc gia của Bangladesh. Ủy ban Kiểm tra Thể thao Bangladesh quản lý 29 liên đoàn thể thao khác nhau.